Thừa cân béo phì ở trẻ là một vấn đề rất được quan tâm trong thời gian gần đây. Ở đất nước chúng ta, song song với việc suy dinh dưỡng với tỷ lệ cao thì tình trạng béo phì tăng cân cũng chiếm một phần không nhỏ. Nguyên nhân vì đâu và có phương pháp nào khắc phục được hiện trạng này hay không? Ngoài ra, có thể bạn chưa biết bọc răng sứ bị cộm
Thế nào mới được xem là thừa cân béo phì?
Được xem là thừa cân béo phì khi cân nặng cao hơn mức cân nặng tương ứng với chiều cao. Béo phì chính là sự tích tụ quá mức khối mỡ tại các mô mỡ và ảnh hưởng tới sức khỏe. Muốn biết được cơ thể trẻ có béo phì hay không chỉ cần theo dõi biểu đồ tăng trưởng và chỉ số căn nặng theo chiều cao của cơ thể theo số tuổi.
Nguyên nhân gây nên thừa cân béo phì
Trừ nguyên nhân do bệnh tật gây ra thì nguyên nhân chính của thừa cân là năng lượng nạp vào lớn hơn rất nhiều so với năng lượng tiêu hao.
Ăn quá nhiều đồ ngọt khiến trẻ dễ bị béo phì*
Một phần nguyên nhân của bênh thừa cân béo phì ở trẻ là do di truyền, nhưng chỉ chiếm khoảng 10%. Còn nguyên nhân chủ yếu là do trẻ không kiểm soát được lượng thức ăn nạp vào cơ thể như chất béo, đồ ăn nhiều đường, nhiều đồ dầu mỡ chiên rán…cộng với việc lười vận động khiến lượng mỡ tích tụ ngày càng nhiều dẫn đến béo phì.
Hậu quả khi trẻ thừa cân béo phì
Không phải béo mới tốt, khi béo trẻ dễ mắc một số bệnh về gan, tim mạch và ảnh hưởng lớn tới sức khỏe cũng như quá trình phát triển của trẻ.
Thông thường những đứa trẻ bị béo phì lúc nhỏ sẽ kéo dài tới hết thời niên thiếu, gây ảnh hưởng tới nhận thức, sức khỏe yếu, tâm lý kém và học tập không hiệu quả.
Béo phì dẫn đến rối loạn lipid, tăng huyết áp và kháng insulin đều vì sự tích lũy của mỡ ở trong cơ thể.
Theo nhiều nghiên cứu cho thấy, bệnh béo phì gây nên nhiều biến chứng nguy hiểm nhất là bệnh gan nhiễm mỡ và triệu chứng tăng men gan. Từ đó dẫn tới các bệnh như sỏi mật gây nguy hiểm nghiêm trọng.
Bị dị dạng về mặt giải phẫu do xương chày phát triển quá mạnh khiến mắt cá chân dễ bị bong gân.
Thừa cân béo phì ở trẻ còn gây nên nhiều biến chứng nguy hiểm khác như u não, gây khó thở khi ngủ, bất tiện trong các hoạt động, cơ thể yếu hơn so với những đưa trẻ khác đồng trang lứa.
Cách điều trị thừa cân béo phì ở trẻ
Muốn điều trị hiệu quả bệnh thừa cân béo phì ở trẻ em thì nên giảm lượng thức ăn nạp vào và tăng năng lượng tiêu hao. Nhưng nên chú ý trong việc bổ sung chất dinh dưỡng thiếu hụt trong quá trình giảm cân vì trẻ đang trong giai đoạn phát triển, nếu không ăn uống đầy đủ sẽ ảnh hưởng tới quá trình lớn lên sau này.
Thứ nhất nên thay đổi về thói quen ăn uống và tăng cường vận động cơ thể.
Thường xuyên tập thể dục để phòng tránh bệnh thừa cân béo phì*
Nếu xuất hiện những biến chứng nên đi khám và cần được chữa trị ngay.
Giảm cân phải có khoa học, nên đề ra mục tiêu giảm cân theo từng tháng và số cân nặng giảm xuống sao cho hợp lý với chiều cao và số tuổi của trẻ.
Phòng tránh thừa cân béo phì cho trẻ như thế nào?
Không phải khi sinh ra rồi mới chăm sóc đến cân nặng của trẻ mà nên kiểm soát từ khi còn nằm trong bụng mẹ. Nên cho trẻ bú bằng sữa mẹ trong 6 tháng đầu và kéo dài 2 năm để kiểm soát tốt cân nặng của trẻ, giúp trẻ phát triển bình thường.
Cho trẻ ăn đầy đủ dưỡng chất như đạm, chất béo, vitamin, khoáng chất.
Bên cạnh chế độ ăn uống cần có kế hoạch tập luyện thể thao hiệu quả như bơi lội, chạy bộ, thể dục nhịp điệu…để tránh xảy ra hiện tượng thừa cân béo phì ở trẻ.
NH